Cập nhật: Nếu bạn đã thử nhiều cách trên mạng nhưng máy tính vẫn báo lỗi khi in qua mạng, hoặc bạn đã thử cách dưới nhưng bị lỗi Access Denied khi thêm Local Port thì thêm Credential Manager vào nhé. Do mình để ý một số anh em khi share file hoặc máy in qua mạng thường để nhanh gọn, anh em thường tắt yêu cầu mật khẩu đi (Turn off password protected sharing). Vì vậy, khi xảy ra lỗi liên quan tới cái này đôi lúc không để.
Mình đã cập nhật hướng dẫn thêm Credentials Manager ở cuối bài, kéo xuống để xem và thử nhé. Cách này giúp các bạn cập nhật lại password để sửa lỗi khi mà ban đầu chia sẻ máy in chạy ok, nhưng sau đó các bạn đổi mật khẩu máy tính chủ thì gây ra lỗi.
Tổng hợp các lỗi xuất hiện khi chia sẻ máy in trong mạng LAN:
- Error Operation could not be Completed (0x000007009). Double check the Printer name and make sure that the printer is connected to the network.
- Printer error 0x0000011b: operation failed Windows cannot connect to the printer
- 0x0000007c (ERROR_INVALID_LEVEL) error: Windows cannot connect to the printer
Mấy hôm nay sửa lỗi máy in ở một số máy tính thì mình thấy thường gặp các lỗi 0x0000007c, 0x0000011b, 0x00000709. Mình cũng từng tìm hiểu nguyên nhân trước đây, và cũng nhận được nhiều cách làm khác nhau. Cách thì được, cách thì không. Nhiều nơi viết khá nhiều cách, các bạn có thể tìm hiểu và thử. Cứ thử tới lúc được thì thôi, vì nhiều máy cũng mã lỗi đó nhưng lúc làm cách này thì được, cách kia thì lại không, và ngược lại.
Tuy nhiên thì các bạn có thể thử cách khắc phục lỗi của mình dưới đây để sửa hết các lỗi 0x0000007c, 0x0000011b, 0x00000709 ở trên nhé. Mình đã thử thì thấy OK hết mà không cần thử nhiều cách. Nếu không được thì các bạn có thể để lại bình luận, mình sẽ hỗ trợ. Hoặc tiếp tục tìm kiếm cách khác để sửa lỗi nhé!
Lý do xuất hiện các lỗi trên thì các bạn cứ hiểu là do càng về sau Microsoft các đưa ra các bản vá để nâng cấp bảo mật lên nên sẽ xảy ra các lỗi 0x0000007c, 0x0000011b, 0x00000709 khi chia sẻ máy qua mạng LAN trên Windows 10 và Windows 11. Bình thường một số bạn sẽ gỡ các bản vá cập nhật KB Update trên máy có kết nối dây USB trực tiếp với máy in (Mình cứ gọi là máy chủ cho dễ hiểu nhé) để sửa lỗi. Cách này OK nhưng không đảm bảo cho Hệ điều hành của bạn do thiếu các bản vá lỗi. Mà thậm chí một số máy khi cài win đã kích hoạt sẵn rồi thì bạn và tìm gói đó cũng không có mà gỡ. Để biết gói nào mà gỡ thì lên google tìm thôi.
Chú ý: Các bước thực hiện trên máy trạm được chia sẻ máy in nhé!
Bước 1: Mở Devices and Printers theo đường dẫn: Control Panel\Hardware and Sound\Devices and Printers
Sau đó chọn Add a printer -> Chọn The printer that I want isn’t listed
Bước 2: Hộp thoại xuất hiện. Các bạn chọn vào ổ Select a shared printer by name. Sau đó gõ địa chỉ của máy chủ, nó sẽ hiển thị gợi ý các máy in được share cho bạn chọn. Sau đó copy nguyên dòng đó nha. Mục đích là đỡ mất công gõ lại ở bước tiếp theo.
Sau đó chọn Add a local printer or netword printer with manual setting rồi Next
Bước 3: Chọn Create a new port => chọn Local Port => Next
Bước 4: Hộp thoại nhỏ xuất hiện, bạn paste dòng lúc nãy mình copy ở trên, hoặc gõ đĩa chỉ máy chủ và tên máy in được share rồi nhấn OK rồi Next nhé.
* Nếu báo lỗi Access Denied sau khi OK, hãy kéo xuống bài để khắc phục.
Bước 5: Bước này chọn driver máy in cho phù hợp thôi. Ở đây mình xài máy in Canon LBP226 nên mình chọn Driver Canon Generic Plus UFR II
Bước 6: Cứ Next Next vài cái nữa rồi là OK. Click Print a test page để kiểm tra nhé.
Hướng dẫn thêm Credential Manager để chia sẻ máy in
1. Trên máy trạm (Máy cần kết nối với máy in qua mạng LAN), các truy cập vào Control Panel bằng cách search “control panel”, sau đó chọn Small icons và truy cập Credential Manager:
2. Chọn Windows Credentials -> Add a Windows credential để thêm mới. Nếu muốn cập nhật mật khẩu thì chọn thông tin đã lưu và chọn edit thôi.
3. Các bạn nhập địa chỉ IP hoặc PC name của máy tính chủ (Máy tính kết nối trực tiếp với máy in), tài khoản và mật khẩu để xác thực trên máy đó (Có thể sử dụng Tài khoản và mật khẩu đang đăng nhập máy đó hoặc tạo thêm một tài khoản khác và share quyền cho nó). Sau đó OK rồi thử lại kết nối lại xem nhé.
Chúc các bạn thành công .!.